Nhìn lại những startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển, các dự án startup “mọc lên như nấm”. Trong đó, có những dự án thành công rực rỡ nhưng không ít cái tên phải chịu thất bại cay đắng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam cũng như tìm hiểu những nguyên nhân khiến quá trình khởi nghiệp không thành công.

Tổng quan về startup

Startup là gì?

Startup hay khởi nghiệp là thuật ngữ để chỉ các dự án mới bắt đầu kinh doanh và chưa có sự ổn định. Những dự án này thường được khởi đầu bởi 1 – 3 người sáng lập. Họ sẽ tập trung vào việc xác định nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ khả thi.

Nguồn vốn khởi nghiệp thường được cung cấp bởi người sáng lập nhằm duy trì hoạt động ban đầu cho dự án. Sau đó, họ có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh.

startup-dinh-dam-nhung-that-bai-o-viet-nam

Tại sao các dự án startup thất bại?

Sai lầm từ ý tưởng

Có hơn 42% các startup thất bại vì ý tưởng quá xa rời thực tế, không khả thi hoặc khách hàng không có nhu cầu.

Không lên kế hoạch cụ thể

Nhiều dự án có ý tưởng kinh doanh hay nhưng lại không có một bản kế hoạch cụ thể. Vì vậy, họ đã không đi đúng hướng so với dự định ban đầu và thất bại.

Marketing còn yếu kém

Nhiều người vẫn đặt niềm tin vào “hữu xạ tự nhiên hương” mà bỏ quên yếu tố Marketing. Trong cái thời buổi cạnh tranh như hiện nay, muốn kinh doanh thành công, bạn phải tự mình tìm kiếm khách hàng chứ không đợi khách hàng tìm đến mình.

Không xem trọng khách hàng

Có thể sản phẩm của bạn tốt nhưng nếu không xem trọng khách hàng, họ có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào.

Không đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Nguyên nhân chính khiến các startup thất bại là không có lợi thế cạnh tranh hoặc có nhưng lại không biết tận dụng và phát triển những lợi thế đó.

Không học hỏi từ những sai lầm đang mắc phải

Một số startup thất bại vì sự bảo thủ, không chịu thừa nhận và sửa chữa những sai lầm dù đã nhận đề xuất, góp ý từ khách hàng hoặc chính nhân viên.

Không có khả năng tiếp tục kêu gọi vốn

Qua nhiều vòng gọi vốn, startup sẽ huy động được số vốn lớn để mở rộng quy mô dự án. Tuy nhiên, nếu các startup không huy động kịp thời số vốn trước khi đạt quy mô thị trường ở điểm hòa vốn sẽ rất dễ bị thất bại.

Cùng nhìn lại những startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam 2

ADVERTISEMENT

3 startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam

Wefit

Ra đời giữa năm 2016 bởi Founder Khôi Nguyễn, WeFit là ứng dụng kết nối các phòng tập Gym, Yoga, Boxing, Zumba,…với khách hàng với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng. WeFit cho phép người dùng đi tập tại bất cứ phòng tập nào mà không có giới hạn trong hệ thống. Người dùng chỉ cần thanh toán một lần duy nhất cho tất cả các phòng tập trong hệ thống.

Tuy nhiên, đã có những biến động khiến Wefit không thể “sống sót”, cụ thể:

  • Đầu tiên là khó khăn về dòng tiền cuối năm, Wefit phải lấy nguồn thu này bù khoản chi kia vì phải đầu tư thêm, cộng thêm mùa đông là mùa thấp điểm của ngành fitness nên dẫn đến thiếu doanh thu kèm với các khoản nợ của đối tác (các phòng tập).
  • Thứ hai, Wefit đã “vung tay quá trán” với số tiền nhận được từ các nhà đầu tư. Thời gian đầu, các gói của Wefit ưu đãi rất mạnh. Năm 2018, có thời điểm ứng dụng thu chỉ 2,6 triệu đồng cho một gói tập không giới hạn trong 3 tháng tại TP HCM. Mỗi tháng, khách hàng còn được tặng thêm 3 – 4 buổi spa miễn phí. Cùng với đó, người đăng ký trong thời gian ưu đãi còn được tặng túi thể thao. Và các chương trình ưu đãi tương tự diễn ra thường xuyên trong năm.
  • Thứ ba, đại dịch COVID-19 có tác động nặng nề khiến các đối tác của Wefit ngừng hoạt động, không đem lại nguồn thu và số vốn dần cạn kiệt.
  • Thứ tư, một bộ phận người dùng của Wefit tận dụng những “lỗ hổng” trong chính sách quản lý khiến dự án này lỗ nặng. Đầu năm 2020, CEO Nguyễn Hải Đăng thừa nhận chính sách không giới hạn phát sinh các booking ảo và nhiều người dùng chung một tài khoản.
startup-dinh-dam-nhung-that-bai-o-viet-nam

Món Huế

Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, Món Huế là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời. Dự án đã nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, nhà đầu tư đến từ Mỹ Mark Mobius – người rót đã 15 triệu USD vào dự án từng khẳng định sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này có nhu cầu. Thế nhưng, hàng loạt cửa hàng đã phải dừng hoạt động, doanh nghiệp bị tố nợ lương, chậm thanh toán cho các nhà cung cấp, cùng với khoản lỗ hơn 50 tỷ đồng mỗi năm trong 2 năm 2017 và 2018.

Theo các chuyên gia, sự thất bại của dự án này xuất phát từ những yếu tố như:

  • Quảng cáo một đằng nhưng làm một nẻo: Món Huế quảng cáo đầu bếp là người Huế với tất cả những thực phẩm đều nhập từ đất Huế. Tuy nhiên, việc nhập thực phẩm từ Huế và đầu bếp là người Huế chỉ trong thời gian đầu.
  • Xây dựng mô hình kinh doanh giống với cửa hàng đồ ăn nhanh: Món Huế kinh doanh các món truyền thống nên cần có thời gian để thưởng thức hương vị Huế, nếu gọi món giống như thức ăn nhanh sẽ làm mất đi giá trị ẩm thực Việt. Ngoài ra, cách bày trí và sắp xếp khá giống với các cửa hàng như Lotteria, KFC làm mất đi tính đặc trưng của tên gọi.
  • Món ăn: Theo nhiều đánh giá, món ăn tại của chuỗi cửa hàng này mang tính chất đại trà và không để lại ấn tượng cho thực khách, tỉ lệ khách hàng ăn ở Món Huế rồi quay lại nhiều lần là rất thấp.
  • Nợ tiền nhân viên, chi phí đắt và giá mặt bằng thuê cao: Chính vì không đủ tiền để duy trì khiến cho lượng tài chính của Món Huế bị hao hụt và dính vào các bê bối nợ tiền nhân viên.
  • Đối thủ cạnh tranh: Giá đồ ăn của Món Huế lúc bấy giờ khá cao, trong khi đó nhiều đối thủ cạnh tranh mang đến chất lượng món ăn cũng như phục vụ tốt hơn nên sức cạnh tranh bị sụt giảm.

Một số yếu tố nội hàm khác:

  • Mất khả năng thanh khoản dù được đầu tư nhiều
  • Mở liên tục các chuỗi cửa hàng trong thời gian quá ngắn
  • Cách quản lý kém, tranh chấp cổ đông và ăn hóa doanh nghiệp không được xây dựng tốt.
startup-dinh-dam-nhung-that-bai-o-viet-nam

The Kafe

Xuất hiện tại thị trường TP.HCM trong chiến dịch “Nam Tiến”, The Kafe và cựu CEO Chi Anh xuất hiện như một ngôi sao startup. The Kafe có 4 thương hiệu gồm The Kafe, The Kafe Village, The Kafe Box và The Burger Box cùng với 2 dòng đồ uống riêng biệt đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng mới trong thị trường cà phê Việt Nam.

startup-dinh-dam-nhung-that-bai-o-viet-nam

Tuy nhiên, The Kafe đã chính thức đóng để lại hụt hẫng của biết bao người bởi dự án này đã từng được rất kỳ vọng sẽ thành công mỹ mãn. Một số nguyên nhân khiến The Kafe thất bại:

Mô hình còn chung chung

Mô hình kết hợp ăn & uống như The Kafe thời điểm đó không còn mới. Concept Âu – Á với sự hiện đại cũng không đủ tạo ra sự khác biệt và nổi bật.

Định danh“ngành nghề không rõ ràng

Ngay cả chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì: Ăn hay Uống? Nhưng dù là ăn hay uống thì họ đều làm chưa tới.

Sản phẩm không phù hợp

Món ăn ở The Kafe được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng lại thiếu sự phù hợp. Đồ ăn của The Kafe là thức ăn vừa Á vừa Âu, nhắm vào ăn trưa là chủ yếu nhưng các món hầu hết là bánh ngọt, bánh mì, mì tươi, salad, pizza (trừ The Kafe Village có đồ ăn phong phú hơn và có thể ăn tối được)…. Món ăn như thế sẽ phù hợp với người nước ngoài hơn người Việt.

Không gian thương hiệu

Không gian của The Kafe được đánh giá là hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay, đây cũng là điều mà rất nhiều thương hiệu cafe khác đang làm. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.

Lấy ví dụ về Cộng cà phê, chuỗi cửa hàng cafe chọn cách lội ngược dòng lịch sử với concept rất riêng theo kiểu trở về lại với thời bao cấp xưa từ những tờ menu giấy ngả vàng hoen ố, vật dụng trưng bày cho đến không gian, website, …

Trên đây là 3 cái tên vốn dĩ được kỳ vọng sẽ rất thành công nhưng cuối cùng lại phải đi đến bờ vực phá sản. Hy vọng bạn sẽ lấy những trường hợp trên làm bài học kinh nghiệm để dự án khởi nghiệp của mình không đi vào các vết xe đổ đó. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Rút kinh nghiệm như thế nào từ sự thất bại của Món Huế?

Sau thất bại của Món Huế, bạn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm sau:

  • Doanh nghiệp cần làm một điểm bán thật tốt, để tìm ra công thức thành công, hoàn thiện sản phẩm và chính sách giá.
  • Nên chậm rãi ra mắt 2-3 điểm bán để vừa làm vừa tinh chỉnh hệ thống quản lý, tiêu chuẩn và chính sách cho đội ngũ và kiểm soát chất lượng toàn hệ thống.
  • Khi dòng tiền sinh ra từ 3 điểm bán đầu tiên đủ để mở điểm bán thứ 4 mà không phải vay mượn, lúc này sẽ thích hợp để nhân thêm.
  • Logistics trong cung ứng nguyên liệu cho các chuỗi cửa hàng rất quan trọng đặc biệt là những loại nguyên liệu tươi sống.

Khởi nghiệp F&B cần quan tâm vấn đề gì?

Dư âm đắng của The Kafe và Món Huế đã để lại cho chúng ta bài học sau:

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh F&B chi tiết
  • Lựa chọn mô hình cụ thể và phù hợp với phân khúc khách hàng
  • Chất lượng món ăn/uống luôn đặt lên hàng đầu
  • Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu và đảm bảo chuỗi cung ứng tốt
  • Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Có một concept riêng để đọng lại trong tâm trí khách hàng
  • Đầu tư trang thiết bị, hệ thống quản lý kinh doanh hiện đại
  • Lên menu và xác định giá hợp lý với đối tượng khách hàng

Người khởi nghiệp cần những phẩm chất nào?

Một số phẩm chất cơ bản cần có của người khởi nghiệp:

  • Dám nghĩ, dám làm
  • Sự kiên nhẫn và quyết tâm
  • Kỹ năng quản lý tài chính và vận hành dự án
  • Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
  • Khả năng sáng tạo vô tận

Startup và SMEs khác nhau như thế nào?

Startup thường là những công ty nhỏ, mới tham gia vào thị trường nhưng có tầm nhìn lớn, hoàn toàn có thể tác động lớn đến thị trường hiện tại.

SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) là những tổ chức có cấu trúc theo mô hình đang có sẵn trên thị trường. Những doanh nghiệp SMEs hoạt động dựa trên nhu cầu và số lượng khách hàng.

Ngoài ra, SMEs thường được sở hữu bởi một cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Trong khi startup thường chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: sales@tino.org
  • Website: www.tino.org


Xem thêm các thông tin khác tại: https://tingame24h.top/

Bài viết Nhìn lại những startup đình đám nhưng thất bại ở Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TINGAME24H.TOP.



Nguồn: TINGAME24H.TOP
https://tingame24h.top/nhin-lai-nhung-startup-dinh-dam-nhung-that-bai-o-viet-nam/
Xem thêm tại:
https://tingame24htop.blogspot.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới hạn lương tuyển thủ LCK

Tuyển chọn màn Cosplay liên quân tiệc bãi biển siêu “nóng bỏng”

Top 5 vị tướng được Faker sử dụng nhiều nhất trong 1000 trận đấu chuyên nghiệp